Hành động sau cuộc tấn công Các_vụ_tấn_công_Paris_tháng_11_năm_2015

"Bataclan" một ngày sau vụ nổ, ngày 14 tháng 11 năm 2015

Phản ứng chính thức

Tổng thống François Hollande đã tuyên bố trên truyền hình "... đối mặt với sợ hãi, một quốc gia biết phải bảo vệ mình thế nào, biết phải huy động các lực lượng thế nào và một lần nữa, sẽ đánh bại khủng bố".[100] Nhà chức trách ngay lập tức ban bố tình trạng khẩn cấp và yêu cầu người dân nước này hãy ở trong nhà.[101] Tổng thống hủy bỏ chuyến đi tới Antalya dự Hội nghị G-20 để ở nhà giải quyết vụ việc. Thay vào đó, Ngoại trưởng Laurent Fabius và Bộ trưởng Tài chính Michel Sapin đại diện tham dự Hội nghị.[102]

Ngày 14 tháng 11, Tổng thống Hollande đã tuyên bố ba ngày quốc tang trên toàn quốc.[103] Ngày 17 tháng 11, ông chủ trì một phiên họp khẩn với lưỡng viện Quốc hội Pháp để thảo luận về vụ tấn công vừa qua cũng như đưa ra một loạt các công cụ pháp lý và ngoại giao mới nhằm đối phó với chủ nghĩa khủng bố. Các biện pháp này bao gồm dự luật gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm ba tháng, ngưng cắt giảm ngân sách quốc phòng, đơn giản hoá việc tước bỏ quyền công dân Pháp và trục xuất vĩnh viễn đối với người bị buộc tội khủng bố.[104]

Biện pháp phòng ngừa an ninh

Để đối phó với các cuộc tấn công, Pháp được đặt vào tình trạng khẩn cấp, biên giới của Pháp tạm thời bị đóng cửa, và quân đội Pháp đã được triệu tập để duy trì trật tự tại Paris.[105] Các kế hoạch blanc (vùng Île-de-France) và kế hoạch đỏ (toàn quốc), 2 phương án dự phòng Pháp cho trường hợp khẩn cấp, ngay lập tức được kích hoạt. 1.500 binh sĩ đã được triển khai trên các đường phố của Paris. Paris tuyên bố lệnh giới nghiêm đầu tiên kể từ Thế chiến II.

Các chuyến bay đi và đến từ sân bay Charles de GaulleOrly hầu hết đều ​​không bị ảnh hưởng. Hãng American Airlines tạm ngừng các chuyến bay tới Paris cho tới khi có thông báo mở lại[106]. Nhiều bến tàu điện ngầm thuộc hệ thống Métro Paris trong các quận 10 và 11 đã bị đóng cửa vì các cuộc tấn công. Uber cũng dừng hoạt động tại Paris sau khi các cuộc tấn công diễn ra. Tất cả các trường công lập và các trường đại học ở Paris đều phải đóng cửa trong ngày hôm sau, thứ bảy ngày 14 tháng 11.

Bỉ thắt chặt an ninh dọc biên giới với Pháp và tăng kiểm tra an ninh những người đến từ Pháp[107].

Phương tiện truyền thông xã hội

Sau vụ khủng bố vào trụ sở báo Charlie Hebdo, cụm từ Je Suis Charlie được sử dụng để thể hiện tình đoàn kết với các nạn nhân của các cuộc tấn công, trong lịch sử cụm từ ich bin ein Berliner (tôi là người Berlin) và cụm từ Tonight, we are all Americans (Đêm nay, chúng tôi là tất cả Mỹ) được sử dụng trong diễn văn của Tổng thống Mỹ Kennedy và được nhà báo Nicole Bacharan đài France 2 nói sau cuộc khủng bố ngày 11/9. Các cụm từ như "Hôm nay chúng ta đều là người Paris" và "Je Suis Paris" đã được sử dụng bởi các báo chí và phong trào công cộng.

Trong những giờ sau vụ tấn công, một số người dân Paris đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là hashtag #PorteOuverte (#Cửa mở đấy), để cung cấp nơi trú ẩn qua đêm với những người bị mắc kẹt bởi các cuộc tấn công. Các hashtag này sau đó trở thành xu hướng trên toàn thế giới.[19] Một phiên bản cải biên của biểu tượng hòa bình thế giới được sửa đổi để giống tháp Eiffel, cũng được lan truyền rộng rãi. Biểu tượng được chia sẻ rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội với các hashtag #PrayForParis, #PeaceForParis và #JeSuisParis.

Tháp Tokyo SkytreeTokyo (trái), và Đài Bắc 101Đài Bắc (phải) đã hiện thị cờ tam tài của Pháp vào buổi đêm sau cuộc tấn công.

Du học sinh Pháp tại Hoa Kỳ đã tập trung tại quảng trường Union Square (New York) nơi họ thắp nến và hát bài quốc ca Pháp La Marseillaise. Các cuộc cầu nguyện tương tự cũng diễn ra tại Sydney, Montréal, Luân Đôn và nhiều nơi khác.

Sau cuộc tấn công nhiều công trình trên toàn thế giới được thắp sáng bằng màu sắc của lá cờ quốc kỳ Pháp bao gồm One World Trade Center ở thành phố New York, Tower Bridge ở London, Tòa thị chính thành phố tại San Francisco, Tháp CN ở Toronto, Cổng Brandenburg ở Berlin, Nhà hát Opera Sydney ở Sydney, tháp Oriental Pearl Tower ở Thượng Hải, cổng vòm sân vận động Wembley ở London, Tháp Petrin Lookout ở Prague, Cung Văn hóa và Khoa học tại Warsaw, Matenadaran ở Yerevan, và Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại ở Zagreb[108].

Sáng hôm sau cuộc tấn công, một người đàn ông đã đến bên ngoài nhà hát Bataclan trên một chiếc xe đạp và chơi đàn piano bằng bài hát Imagine (hãy tưởng tượng) của John Lennon. Một đám đông và một số người quay phim đã tập hợp và hoan nghênh hành động đó.

Facebook giới thiệu hệ thống check-in an toàn cho người sử dụng ở Paris, họ có thể thông báo cho bạn bè và gia đình rằng họ được an toàn. Facebook cũng đưa ra tính năng tạo hiệu ứng quốc kỳ Pháp trên hình đại diện.

Phản ứng quốc tế

Một loạt các nguyên thủ, lãnh đạo chính phủ các nước và tổ chức quốc tế đã gửi lời chia buồn và bày tỏ tình đoàn kết đến chính phủ và người dân Pháp.

  •  Liên Hiệp Quốc: Tổng thư ký Ban Ki-moon gọi vụ tấn công khủng bố liên hoàn ở Paris là hành vi "hèn hạ" và bày tỏ lời chia buồn sâu sắc nhất đến với gia đình các nạn nhân và tin tưởng chính phủ Pháp sẽ làm hết sức để đưa sớm đưa những kẻ thủ ác ra công lý. Hội đồng Bảo an cũng ra thông cáo lên án vụ khủng bố đẫm máu tại Paris và bày tỏ lời cảm thông đến những người bị nạn.[109]
  •  Liên minh châu Âu: Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker trên trang Twitter của mình cho biết ông hoàn toàn bị sốc bởi vụ tấn công và bày tỏ tình đoàn kết với người dân Pháp. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk gửi thư thăm hỏi đến Tổng thống Pháp François Hollande, trong đó khẳng định vụ tấn công này không chỉ nhằm vào nước Pháp mà còn cả châu Âu. Ông nhấn mạnh EU sẽ luôn đoàn kết với chính phủ và nhân dân Pháp trong cuộc chiến chống khủng bố và giữ vững các giá trị phổ quát.[110]
  •  Anh: Thủ tướng Anh David Cameron nói ông bị "sốc" khi nghe tin về vụ việc và mong muốn gửi lời chia buồn và cầu nguyện đến người dân Pháp. Văn phòng Đối ngoại hiện đang tìm hiểu xem có công dân Anh gặp nạn trong các vụ tấn công hay không. Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết Thủ tướng sẽ triệu tập hội nghị uỷ ban khẩn cấp Cobra để có biện pháp đối phó.[111]
  •  Ấn Độ: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lên án mạnh mẽ vụ tấn công ở Paris và xin gửi những lời nguyện cầu đến gia đình của những người bị nạn. Ông nhấn mạnh "chúng tôi đoàn kết với nhân dân Pháp trong thời điểm bi thương này".[112]
  •  Canada: Thủ tướng Canada Justin Trudeau gửi lời chia buồn đến "những người anh em Pháp" và cho biết Canada đã và đang làm mọi cách có thể để hỗ trợ chính phủ Pháp ngay sau khi vụ tấn công tại nhà hát xảy ra.[113]
  •  Đức: Thủ tướng Angela Merkel bày tỏ lòng sự đồng cảm đến người dân Pháp và cho biết nước Đức luôn đoàn kết với Pháp trước khủng bố.[114] Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maizière tuyên bố sẽ hỗ trợ lực lượng đặc biệt của Đức.
  •  Hoa Kỳ: Tổng thống Barack Obama triệu tập một thông cáo báo chí bất thường tại Nhà Trắng lên án "mưu toan tàn bạo nhằm khủng bố dân thường vô tội" và gọi đây là "cuộc tấn công vào toàn thể nhân loại và các giá trị phổ quát mà chúng ta chia sẻ". Ông nói Hoa Kỳ luôn sẵn sàng để hỗ trợ người dân Pháp bất cứ khi nào họ cần.[115] Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Loretta Lynch sẽ đưa lực lượng hỗ trợ các cơ quan thực thi luật pháp của Pháp. Ngoài ra, hơn 27 tiểu bang của Mỹ tuyên bố từ chối tiếp nhận người tị nạn đến từ Syria. Hầu hết các bang này có thủ hiến là người thuộc Đảng Cộng hoà.[116]
  •  Cộng hoà Séc:
  •  Thổ Nhĩ Kỳ: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ lời chia buồn đến tổng thống và người dân Pháp.
  •  Trung Quốc: Trên đường đến dự Hội nghị G-20 tại Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi công điện chia buồn đến Tổng thống Pháp François Hollande, trong đó ông "lên án sâu sắc hành vi tàn bạo của bọn khủng bố". Ông cũng bày tỏ lời chia buồn với nạn nhân và thân nhân những người bị nạn. Trong khi đó, Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng gửi điện thăm hỏi đến người đồng cấp Pháp Manuel Valls, bày tỏ lời chia buồn và cảm thông với nạn nhân của vụ khủng bố. Trong thông điệp, ông cũng nhấn mạnh chính phủ Trung Quốc cực lực phản đối tất cả mọi hình thức khủng bố và luôn sẵn sàng hợp tác với Pháp và cộng đồng quốc tế để giảm trừ các mối đe doạ và thách thức do chủ nghĩa khủng bố gây ra. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi cũng gửi một thông điệp tương tự trong cùng ngày.[117]
    •  Hong Kong: Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh lên tiếng phê phán các vụ tấn công này và gửi lời chia buồn đến chính phủ và gia đình các nạn nhân Pháp. Chính quyền Hong Kong đưa ra cảnh báo du lịch cho nước Pháp và đề nghị cư dân mình tránh các chuyến thăm không cần thiết đến nước này, nhất là vùng Ile-de-France nơi có thủ đô Paris.[118]
  •  Úc: Thủ tướng Malcolm Turnbull đã tổ chức một buổi thông cáo báo chí tại Berlin khi đang trên đường đến dự Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo G-20. Trong đó ông gọi đây là "hành vi của quỷ dữ" và gửi lời chia buồn sâu sắc đến các nạn nhân và thân nhân những người bị nạn. Ông cũng cho biết nước Úc và Pháp là đối tác, bạn bè tin cậy trong cuộc chiến chống khủng bố và chính phủ Úc vẫn luôn đứng bên họ trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ngoại trưởng Julie Bishop gọi đây là "ngày thứ sáu đen tối cho nước Pháp và cả thế giới".[119]
  •  Việt Nam: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gửi điện chia buồn và thăm hỏi đến Tổng thống, Thủ tướng và Ngoại trưởng Pháp. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Lê Hải Bình cho biết Việt Nam "lên án mạnh mẽ "các cuộc tấn công đẫm máu nhằm vào dân thường xảy ra hôm qua tại Pháp" và bày tỏ chia sẻ với những đau thương mà các nạn nhân gánh chịu. Ông bày tỏ tin tưởng rằng chính phủ Pháp sẽ nỗ lực để đưa những kẻ thủ ác sớm ra ánh sáng.[120]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Các_vụ_tấn_công_Paris_tháng_11_năm_2015 http://www.smh.com.au/federal-politics/political-n... http://www.cbc.ca/news/politics/justin-trudeau-par... http://www.ctvnews.ca/world/isis-expresses-fury-ov... http://www.ctvnews.ca/world/paris-on-edge-recent-t... http://www.actionnewsnow.com/news/police-at-least-... http://www.bbc.com/news/live/world-europe-34825270 http://www.bbc.com/news/uk-34816571 http://www.bbc.com/news/world-europe-31118020 http://www.bbc.com/news/world-europe-34818994 http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/11/151117...